Chữa đau nhức khớp gối – uống thuốc nào mau khỏi nhất?

Có rất nhiều thuốc điều trị đau nhức khớp gối, bao gồm thuốc kê đơn và không kê đơn. Mỗi loại thuốc sẽ có cách sử dụng khác nhau. Tuy nhiên, mục đích chung là kiểm soát cơn đau nhức đầu gối và cải thiện vận động cho người bệnh. Bài viết dưới đây tổng hợp đầy đủ về các loại thuốc chữa đau nhức khớp gối hiệu quả nhất hiện nay.

“Thuốc Glucosamin” Nhật, Mỹ chữa đau khớp gối có thần thánh như lời đồn?

Hầu hết mọi người đều biết đến Glucosamin – một sản phẩm có hiệu quả tốt cho những người mắc các bệnh lý xương khớp. Tuy nhiên thực hư công dụng như thế nào và sử dụng ra sao thì ít người biết đến. Thậm chí, nhiều người tự ý sử dụng Glucosamin như là thuốc điều trị cho tất cả các bệnh xương khớp. Điều này vô cùng nguy hiểm.

Glucosamin được lưu hành ở nhiều nước trên thế giới. Nhưng các sản phẩm glucosamin ở Việt Nam thì hầu hết được nhập khẩu từ Mỹ, Nhật Bản… Trên thực tế ở Mỹ, glucosamin chưa được công nhận là thuốc mà vẫn chỉ được coi là thực phẩm chức năng để hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp. Tại Việt Nam, glucosamin được chỉ định với mục đích “giảm triệu chứng của thoái hóa khớp gối nhẹ và trung bình”. Việc sử dụng glucosamine trong điều trị viêm khớp ở những vị trí khác ngoài khớp gối không được khuyến cáo.

Tác dụng không mong muốn của Glucosamin

Khi dùng đường uống, các tác dụng phụ thường gặp nhất của glucosamin bao gồm: buồn nôn, nôn, ợ nóng, tiêu chảy, táo bón, mất ngủ, đau đầu, dị ứng da… Glucosamin cũng có thể gây tăng huyết áp tạm thời, tăng nhịp tim và nhịp mạch; chống chỉ định cho trẻ dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

Như vậy, glucosamin không thần thánh như lời đồn. Sự hiểu lầm glucosamin là thuốc có thể chữa khỏi các bệnh xương khớp vô hình chung lại “lợi bất cấp hại” cho người bệnh.

Tóm lại

Để chữa khỏi được đau nhức khớp gối bạn cần đến gặp bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân gây bệnh. Đừng tự ý chẩn đoán bệnh hay dùng bất kỳ thuốc nào khi chưa được sự chỉ định của bác sĩ để tránh “tiền mất tật mang”.

Top 5 loại thuốc chữa đau nhức khớp gối hiệu quả nhất hiện nay

Các thuốc điển hình kể đến như: thuốc NSAID, thuốc điều trị tại chỗ, thuốc giảm đau, thuốc tiêm, DMARD. Cụ thể:

Thuốc NSAID (thuốc chống viêm không steroid)

Nhóm thuốc này bao gồm: thuốc kê đơn và không kê đơn, có tác dụng điển hình là vừa giảm đau vừa chống viêm. Tất cả các thuốc trong 2 nhóm đều được khuyến cáo sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất để hạn chế tác dụng không mong muốn của thuốc.

Thuốc không kê đơn

Thuốc giảm đau không kê đơn như: Acetaminophen (Tylenol); Ibuprofen (Advil) hoặc thuốc chống viêm như: Naproxen sodium (Aleve)

Thuốc kê đơn

Thuốc điển hình nhất là Celecoxib (Celebrex). Nếu các cơn đau khớp gối xảy ra nghiêm trọng, các bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn NSAID có tác dụng mạnh hơn giúp kiểm soát và giảm bớt những cơn đau khớp gối. 

Thuốc điều trị tại chỗ

Thuốc điều trị tại chỗ có thể giúp giảm đau cho những người không thể hoặc không muốn dùng thuốc giảm đau đường uống. Bên cạnh đó, các thuốc này đặc biệt hữu ích đối với những bệnh nhân đang sử dụng thuốc đường uống khác vì chúng gây ra tương tác thuốc. Ngoài ra, thuốc điều trị tại chỗ rất phù hợp với những người có vấn đề về đường tiêu hóa, vì hạn chế được tình trạng viêm loét, chảy máu dạ dày do dùng thuốc giảm đau đường uống. 

Thuốc không kê đơn

Các loại kem và thuốc mỡ không kê đơn, đặc biệt là những loại có chứa capsaicin – một chất chiết xuất từ ​​ớt. Các loại kem, thuốc mỡ này được bôi trực tiếp vào vùng da tại đầu gối để giúp giảm đau. Chất capsaicin có khả làm giảm chất P – một neuropeptid chủ yếu tham gia dẫn truyền các xung động đau từ ngoại vi tới hệ thống thần kinh trung ương.

Thuốc kê đơn

Các loại kem kê đơn ở dạng gel hoặc lỏng, có chứa diclofenac có thể được bôi vào đầu gối để giảm đau. Mỗi loại sẽ chứa lượng diclofenac khác nhau, ví dụ: 1%, 1,5% hoặc 2% tùy thuộc vào độ tác dụng của thuốc cần thiết. Liều lượng này được xác định bởi nhà sản xuất sản phẩm.

Miếng dán giảm đau

Miếng dán Lidocain có thể giúp bạn bớt đau nhức khớp gối hơn. Lidocain là một chất gây tê cục bộ giúp giảm đau bằng cách ngăn chặn các dây thần kinh truyền tín hiệu đau. Lớp thuốc này ở mặt dính của miếng dán. Khi dán vào vùng bị đau sẽ thấm qua da giúp giảm đau hiệu quả.

Miếng dán lidocain có thể được dán trực tiếp lên da mỗi ngày một lần trong tối đa 12 giờ. Bạn có thể đặt miếng dán lên khu vực mà bạn đang bị đau. Tuy nhiên, nên tránh đặt miếng dán trực tiếp lên trên khớp gối. Không nên dán trực tiếp vào những chỗ có vết thương hở. 

Thuốc giảm đau theo đơn

Corticosteroid

Thuốc corticosteroid như cortisone và prednisone được kê đơn để giảm sưng đau và viêm. Nên thận trọng vì khi sử dụng corticosteroid lâu dài có thể gây suy yếu cơ, gân và dây chằng xung quanh đầu gối. Ngoài ra còn làm tăng nguy cơ phát triển một số bệnh như loãng xương và hội chứng Cushing.

Thuốc giảm đau opioid

Các bác sĩ có thể kê đơn thuốc opioid như oxycodone, hydrocodone, morphine và tramadol để giúp giảm đau đầu gối nếu NSAID không hiệu quả.

Thuốc tiêm

Corticosteroid

Thuốc corticosteroid (thuốc tiêm cortisone) là thuốc chống viêm có thể được tiêm trực tiếp vào khớp gối để giảm đau, sưng và viêm. Đây là loại thuốc tiêm được sử dụng phổ biến nhất để điều trị đau đầu gối do thoái hóa khớp.

Theo hướng dẫn của Tổ chức Thấp khớp và Viêm khớp Hoa Kỳ để kiểm soát tình trạng viêm khớp gối, tiêm corticosteroid được khuyến khích hơn bất kỳ loại thuốc tiêm khác.

Trước khi tiêm corticosteroid, một lượng nhỏ thuốc tê sẽ được tiêm vào đầu gối của bạn. Sau đó, bác sĩ tiến hành tiêm vào gối của bạn nhưng gần như bạn không cảm nhận được gì ở đó.

Tiêm corticosteroid có thể giúp giảm đau trong khoảng thời gian từ sáu tuần đến sáu tháng tính từ lúc tiêm. Tuy nhiên, không phải người nào cũng có hiệu quả như thế. Thông thường, bạn sẽ không được phép tiêm nhiều hơn hai hoặc ba mũi mỗi năm.

Axit hyaluronic

Tiêm axit hyaluronic vào đầu gối giúp giảm đau và cải thiện chuyển động của khớp. 

Axit hyaluronic là một chất giống như gel xuất hiện tự nhiên trong chất lỏng hoạt dịch ở các bao khớp. Chất này đóng vai trò như một chất bôi trơn cho phép xương di chuyển trơn tru trong khớp, giảm áp lực và ma sát trong khớp. Theo thời gian, nồng độ axit hyaluronic trong khớp giảm xuống, đặc biệt là khi khớp bị mòn do thoái hóa.

Bạn có thể được tiêm một đến năm mũi khi lựa chọn phương pháp điều trị này. Khi tiến hành thủ thuật, nếu có hiện tượng tràn dịch khớp gối, các bác sĩ sẽ sử dụng kim để hút hoặc loại bỏ bớt chất lỏng trước khi tiêm axit hyaluronic cho bạn. Tránh đứng lâu, chạy bộ hoặc nâng vật nặng trong 48 giờ đầu tiên sau khi tiêm axit hyaluronic.

Có thể mất đến bốn tuần để cảm nhận được sự cải thiện của tình trạng đau khớp gối. Hiệu quả của thuốc có thể kéo dài từ hai đến sáu tháng. Tiêm axit hyaluronic có thể được lặp lại khoảng sáu tháng một lần.

Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy việc tiêm axit hyaluronic giúp chữa khỏi đau đầu gối và liệu pháp này không được khuyến khích để kiểm soát viêm khớp gối theo hướng dẫn của Tổ chức Bệnh khớp và Thấp khớp Hoa Kỳ.

Thuốc gây mê tại chỗ

Thuốc gây tê cục bộ, phổ biến nhất là lidocain, được tiêm vào đầu gối. Lidocain có tác dụng làm tê, chống viêm và làm giảm cường độ của các tín hiệu đau. Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng tác dụng có thể kéo dài trong ba tháng hoặc hơn nữa.

Lidocain cũng thường được tiêm vào đầu gối trước khi tiêm corticosteroid để làm tê và giảm bớt cảm giác khó chịu khi tiêm. Thuốc này có thể giúp giảm đau tức thì ở đầu gối, nhưng thường mất tác dụng sau vài giờ. 

Botox

Botulinum toxin, thường được gọi là Botox, là một loại độc tố tự nhiên do vi khuẩn tạo ra. Botox thường được sử dụng để làm giãn các nếp nhăn trên trán và giảm co cứng cơ.

Nghiên cứu sơ bộ cho thấy rằng tiêm Botox có thể được sử dụng để điều trị thoái hóa khớp gối bằng cách làm tê liệt các dây thần kinh gửi tín hiệu đau mãn tính đến não. Có thể mất đến bốn tuần để phát huy tác dụng đầy đủ và tác dụng giảm đau có thể kéo dài đến sáu tháng.

Huyết tương giàu tiểu cầu

Huyết tương giàu tiểu cầu còn được gọi là huyết khối, được tạo nên từ huyết tương của chính bạn, có chứa nồng độ cao tiểu cầu. Tiểu cầu là những tế bào máu nhỏ tham gia vào quá trình đông máu. Chúng giải phóng các chất được gọi là yếu tố tăng trưởng giúp kích thích chữa lành vết thương. Khi tiêm vào đầu gối, huyết tương giàu tiểu cầu có khả năng giúp sụn bị tổn thương mau lành.

Các bác sĩ sẽ sử dụng một ống tiêm để hút một lượng nhỏ máu từ tĩnh mạch trên cánh tay của bạn. Sau đó sử dụng máy ly tâm để tách huyết tương và tiểu cầu. Quá trình ly tâm máu mất khoảng 15 phút để tách các thành phần máu. Tiếp theo, các bác sĩ sẽ tiêm huyết tương chứa tiểu cầu trực tiếp vào khớp gối của bạn. 

DMARDs

Thuốc chống đau khớp điều chỉnh bệnh (DMARDs) được chỉ định đặc biệt cho các bệnh viêm khớp tự miễn. DMARDs giảm viêm khắp cơ thể bằng cách thay đổi phản ứng của hệ thống miễn dịch.

Tuy nhiên, vì DMARDs làm giảm phản ứng của hệ thống miễn dịch nên bạn có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng khi sử dụng những loại thuốc này. Vì vậy, bạn cần trao đổi với các bác sĩ để được tư vấn cụ thể và tránh được những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra khi sử dụng DMARDs.

Chữa đau nhức khớp gối như thế nào để chóng khỏi nhất?

Đau nhức đầu gối là hiện tượng phổ biến và ai cũng có thể gặp phải. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, có thể là do căng cơ, chấn thương hay nguy hiểm hơn là các bệnh lý viêm khớp. Để chữa khỏi đau nhức khớp gối, trước hết bạn cần xác định rõ nguyên nhân gây ra điều này.

Đau đầu gối thường có thể được điều trị tại nhà và bạn sẽ bắt đầu cảm thấy tốt hơn sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu bạn có những biểu hiện đau khớp gối bất thường như: đau khớp gối kéo dài, đau kèm sưng đỏ hoặc sốt, thậm chí là không thể vận động được… thì hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Đây là cách tốt nhất để bạn có được sự điều trị đúng và an toàn nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *