Chế độ ăn không nên bỏ qua khi mắc thoái hóa khớp

Chế độ dinh dưỡng luôn có mối quan hệ mật thiết với căn bệnh bạn đang mắc phải. Nếu bạn đang băn khoăn không biết thoái hóa khớp nên ăn gì và có cần kiêng khem gì không, xin mời bạn cùng tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.

Chế độ ăn ảnh hưởng như thế nào đến người đang bị thoái hóa khớp

Có rất nhiều người thắc mắc rằng, ăn uống thì có liên quan gì đến thoái hóa? Thực tế, chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng thoái hóa của người bệnh.

Một chế độ ăn lành mạnh, hợp lý góp phần hỗ trợ cải thiện bệnh và ngược lại, ăn quá thừa chất hay thiếu chất cũng làm cho quá trình thoái hóa khớp xảy ra nhanh hơn.

Top 5 nhóm thực phẩm tốt nhất cho người bị thoái hóa

Cơ thể chúng ta cần nhiều loại vitamin và khoáng chất để giúp xương phát triển và ngăn ngừa các bệnh liên quan đến xương khớp. Các vitamin quan trọng điển hình như: vitamin D, vitamin K, vitamin C, canxi, omega-3… Vì vậy, người bị thoái hóa khớp nên kết thân với 5 nhóm thực phẩm sau đây để bổ sung dưỡng chất cho xương và hạn chế sự thoái hóa.

Thực phẩm giàu vitamin D

Vitamin D là một nhóm các secosteroid tan được trong chất béo, có chức năng làm tăng cường khả năng hấp thu calci và phosphat ở đường ruột. Ở người, các hợp chất quan trọng nhất trong nhóm này là vitamin D3 (còn được gọi là cholecalciferol) và vitamin D2 (ergocalciferol).

Cơ thể cũng có thể tổng hợp vitamin D (đặc biệt là cholecalciferol) ở da, từ cholesterol, khi da được tiếp xúc đủ với ánh nắng mặt trời (vì thế nó còn được mệnh danh là “vitamin ánh nắng”).

Tuy nhiên, người ta đã phát hiện ra sự thiếu hụt vitamin D trong khẩu phần ăn có thể gây ra bệnh, cụ thể là bệnh còi xương (một chứng loãng xương ở trẻ em). Lượng vitamin D3 được khuyến nghị hàng ngày là 400 IU cho những người từ 51 đến 70 tuổi và 600 IU sau 70 tuổi.

Nhóm thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C là một chất chống oxy hóa quan trọng có chức năng: tổng hợp collagen, chữa lành vết thương, sửa chữa và duy trì sụn, xương. Bên cạnh đó, vitamin C cũng được biết đến như một chất chống viêm hiệu quả.

Người bị thoái hóa khớp nên bổ sung vitamin C bằng cách ăn các thực phẩm như: cam, chanh, cà chua, dâu tây… vừa giúp chống viêm, tăng cường sức đề kháng và hạn chế tiến triển của thoái hóa hiệu quả.

Rau xanh và các loại củ

Rau xanh chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C, giúp kích thích sản xuất các tế bào tạo xương. Một số nghiên cứu cho thấy tác dụng chống oxy hóa của vitamin C có thể bảo vệ các tế bào xương khỏi bị hư hại

Bên cạnh đó, rau xanh làm tăng cường mật độ xương, không những giúp ngăn ngừa sự thoái hóa khớp mà còn giảm nguy cơ mắc bệnh loãng xương.

Các loại nấm và rau xanh có thể kể đến như: nấm hương, súp lơ xanh, rau họ cải (cải xoăn, rau chân vịt, bắp cải…) 

Thực phẩm giàu canxi, magie, vitamin K

Cơ thể của bạn sử dụng vitamin K để tạo ra các protein cần thiết cho việc xây dựng xương. Vitamin K cũng tác động đến quá trình tạo xương bằng cách điều chỉnh các nguyên bào xương và tế bào hủy xương – các tế bào xây dựng và tu sửa bên trong xương của bạn.

Vitamin K, magie và canxi kết hợp với nhau tạo nên hệ thống xương chắc khỏe. Cơ thể bạn cần 1.200 mg canxi để hoạt động bình thường mỗi ngày. Khi mức canxi của bạn không đủ, cơ thể bạn sẽ rút khoáng chất này khỏi xương của bạn. Còn magie đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa và hấp thụ canxi. Để hỗ trợ đủ lượng magiê trong cơ thể, phụ nữ cần 320 mg mỗi ngày; nam giới cần 420 mg.

Bổ sung các thực phẩm giàu canxi, magie và vitamin K để đảm bảo cho xương chắc khỏe, ví dụ: những sản phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua…), rau dền, đậu phụ, đậu nành, quả sung…

Thực phẩm chứa nhiều omega-3

Bổ sung đầy đủ omega-3 là rất quan trọng để tăng cường sức khỏe xương khớp. Một số nghiên cứu gần đây đã chứng minh hệ xương khớp kém có liên quan đến tình trạng viêm mãn tính trong cơ thể. Ngoài ra, lượng omega 3 có thể cải thiện chất lượng của xương bằng cách giúp điều chỉnh sự cân bằng canxi và hoạt động của nguyên bào xương. 

Người bị thoái hóa khớp nên tích cực bổ sung các thực phẩm giàu omega-3 như: cá hồi mắt đen, cá mòi, cá thu, quả óc chó, hạt lanh và hạt chia… để tăng cường sức khỏe cho xương khớp.

8 loại thực phẩm cần hạn chế với người thoái hóa khớp

Bên cạnh những thực phẩm tốt cho xương khớp, người bệnh nên lưu ý 8 loại thực phẩm dưới đây để kiểm soát tình trạng đau nhức do thoái hóa khớp.

Đường

Những người thường xuyên ăn các thực phẩm chứa nhiều đường như: kẹo, nước ngọt, kem, soda… có các triệu chứng của viêm khớp nghiêm trọng hơn những người không dùng thường xuyên.

Thịt đỏ và thịt đã qua chế biến

Các nghiên cứu cũng đã chứng minh mối liên quan giữa các thực phẩm này với triệu chứng viêm khớp. Ví dụ: chế độ ăn nhiều thịt đã qua chế biến và thịt đỏ chứng tỏ mức độ cao của các dấu hiệu viêm như interleukin-6 (IL-6), protein phản ứng C (CRP) và homocysteine

Thực phẩm chứa Gluten

Gluten là một nhóm các protein có trong lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen. Một số nghiên cứu đã chứng minh việc gia tăng triệu chứng viêm khi ăn nhiều gluten và việc không có gluten có thể làm giảm các triệu chứng viêm khớp.

Đồ ăn chế biến sẵn

Các món ăn chế biến như: thức ăn nhanh, ngũ cốc ăn sáng và bánh nướng thường chứa nhiều ngũ cốc tinh chế, đường, chất bảo quản và các thành phần có khả năng gây viêm khác. Tất cả đều có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng viêm khớp.

Rượu

Rượu có thể làm các triệu chứng viêm khớp và các cơn đau do Gout trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, bất kỳ ai bị viêm khớp hoặc bị Gout nên hạn chế hoặc tránh uống rượu. 

Một số loại dầu thực vật

Chế độ ăn giàu chất béo omega-6 và ít chất béo omega-3 có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của viêm xương khớp. Những chất béo này rất cần thiết cho sức khỏe. Tuy nhiên, tỷ lệ mất cân bằng giữa omega-6 và omega-3 trong các chế độ ăn có thể làm tăng tình trạng viêm.

Giảm lượng thức ăn giàu chất béo omega-6 như: dầu thực vật và tăng lượng thức ăn giàu omega-3 từ cá béo có thể cải thiện các triệu chứng của viêm khớp.

Muối

Các thực phẩm như: súp đóng hộp, bánh pizza, một số loại pho mát, thịt chế biến sẵn… thường chứa nhiều muối. Nghiên cứu thí nghiệm trên chuột đã cho thấy: những con chuột ăn chế độ ăn ít muối có ít sự phá hủy sụn, xương và các dấu hiệu viêm cũng ít hơn so với những con chuột ăn nhiều muối.

Thực phẩm giàu AGEs

Thực phẩm động vật giàu protein và chất béo được chiên, quay, nướng… là một trong những nguồn giàu AGEs nhất trong chế độ ăn uống. 

Những món ăn như: thịt xông khói, bít tết áp chảo hoặc nướng, gà quay hoặc chiên, xúc xích nướng, khoai tây chiên, pho mát Mỹ, bơ thực vật và sốt mayonnaise… rất giàu AGEs. Khi AGEs tích tụ với số lượng cao trong cơ thể của bạn thì viêm nhiễm có thể xảy ra nhiều hơn, đặc biệt với bệnh xương khớp.

Thay thế nhóm thực phẩm trên bằng các loại rau, trái cây, các loại đậu và cá có thể làm giảm tổng lượng AGE trong cơ thể bạn để hạn chế tình trạng viêm khớp.

Mách bạn 6 biện pháp “nhỏ mà có võ” để chung sống với thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là bệnh lý theo thời gian và rất khó để chữa khỏi hoàn toàn. Người bị thoái hóa bên cạnh việc bổ sung các dưỡng chất cho xương khớp thì nên chú ý 6 điều sau đây để hạn chế sự tiến triển cũng như giảm bớt những ảnh hưởng mà thoái hóa đem lại cho cuộc sống.

  • Nói không với thuốc lá
  • Luôn kiểm soát và duy trì cân nặng hợp lý để giảm thiểu áp lực lên các khớp. Từ đó góp phần hạn chế quá trình thoái hóa của người bệnh
  • Tập yoga để kích thích vận động linh hoạt của xương khớp
  • Tránh những thói quen hay công việc hàng ngày gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới xương khớp như: đi giày cao gót, bê vác nặng…
  • Kiểm tra tình trạng thoái hóa theo định kỳ 3-6 tháng một lần tại các cơ sở y tế để kiểm soát và kịp thời điều trị trước khi bệnh diễn biến quá nghiêm trọng
  • Kết hợp thuốc điều trị thoái hóa với các sản phẩm hỗ trợ điều trị giúp bổ sung dưỡng chất cho xương và bảo vệ sụn khớp.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *