Kê huyết đằng có nhiều tên gọi khác như hồng đằng, hoạt huyết đằng, trư huyết đằng, mã nhung đằng, huyết phong, huyết long đằng, quá chương long, đại huyết đằng, cửu tần phong…trong dân gian được sử dụng với công dụng làm thuốc bổ máu.
Kê huyết đằng – Dây thuốc đỏ màu máu
Kê huyết đằng được ví như dây thuốc đỏ màu máu bởi vì khi chặt cây để làm thuốc, thành phần nhựa chứa trong cây tiết ra màu đỏ giống màu của máu.
Tên khoa học của kê huyết đằng là Millettia reticulata. Bộ phận dùng là rễ.
Trong thành phần của kê huyết đằng, có chứa rất nhiều chất hóa học mang lợi lợi ích cao cho sức khỏe và giúp điều trị bệnh hiệu quả như: acid protocatechuic, milletol, tanin, glucozit, salidroid, leriodendrin, rosamulin, physcion chrysophanol, emodin… và cả chất nhựa màu đỏ đặc trưng. Ngoài ra còn có hợp chất chống viêm là glucosid I và II.
Tác dụng theo y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền dược liệu có vị đắng, tính bình. Có tác dụng bổ huyết, chỉ thống, thanh nhiệt, thư cân. Dùng chữa các trường hợp thiếu máu, lưng mỏi đau, chân tay tê bì…
Tác dụng theo y học hiện đại
Tác dụng chống viêm
Thử nghiệm trên chuột cống trắng ở mức liều 0,5ml/100g thể trọng của chiết xuất kê huyết đằng có tác dụng làm giảm giảm viêm khớp do Formaldehyde gây ra (1).
Dùng CCl4 tiêm phúc mạc chuột (2ml/kg thể trọng) trong 24 giờ dẫn đến tăng huyết tương
hàm lượng nitrit và nitrat ở chuột. Khi sử dụng chiết xuất từ kê huyết đằng (WEMRB) (0,5 g/kg trọng lượng cơ thể) hoặc acid protocatechuic (0,05 g /kg trọng lượng cơ thể) trong 28 ngày liên tiếp. ) làm giảm sự biểu hiện của các protein iNOS và COX-2. Từ đó cho thấy kê huyết đằng có tác dụng chống viêm (2).
Nghiên cứu về Chất chuyển hóa thứ cấp chống viêm từ thân cây kê huyết đằng (3S) -vestitol (chất số 9 trong bảng) có khả năng ức chế sản xuất chất gây viêm NO trong các tế bào, chất đối chiếu dương được sử dụng là dexamethasone
Tác dụng hạ acid uric máu
Axit uric trong cơ thể được sản xuất từ xanthine do tác dụng của xanthine oxidase. Do đó, người ta cho rằng sự ức chế hoạt động của men xanthine oxidase dẫn đến ức chế sản xuất axit uric trong cơ thể, giảm mức axit uric trong máu và ngăn ngừa hoặc cải thiện bệnh gút hoặc tăng axit uric máu.
Trong 1 thí nghiệm đánh giá tác dụng hạ acid uric máu của 1 số dược liệu trong đó có kê huyết đằng cho thấy kê huyết đằng cùng 1 số dược liệu có khả năng hạ acid uric máu thông qua cơ chế ức chế enzym xanthin oxidase (4).
Các hoạt động ức chế xanthine oxidase của các chất chiết xuất của Artemisia , Saussurea involucrate , hoa cúc, ổi, cỏ phấn hương (Gnaphalium affine ), cẩm quỳ xanh, oregano, Glechoma hederacea , bạc hà, Millettia reticulata , và 1 số dược liệu khác được trình bày trong bảng 1.
Chiết xuất từ dược liệu | Hoạt động ức chế men xanthine oxidase (%) |
Chiết xuất Artemisia | 84,2 |
Chiết xuất saussurea involucrate | 61,7 |
Chiết xuất từ hoa cúc | 64.1 |
Chiết xuất ổi | 63,6 |
Chiết xuất cỏ phấn hương (Gnaphalium affine ) | 48,7 |
Chiết xuất cây cẩm quỳ xanh | 51.1 |
Chiết xuất Oregano | 52,7 |
Chiết xuất glechoma hederacea | 43,2 |
Chiết xuất bạc hà | 41.3 |
Chiết xuất Millettia reticulata | 49.4 |
Chiết xuất đậu phộng | 47.4 |
Pycnogenol | 46,6 |
Tài liệu tham khảo
(1) Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam, tập 1 , trang 1054-1057.
(2) Chien-Chen Hsu , Protective Effect of Millettia reticulata Benth Against CCl4-Induced Hepatic Damage and Inflammatory Action in Rats
(3) Le Duc Dat , Anti-inflammatory secondary metabolites from the stems of Millettia dielsiana Harms ex Diels
(4). Plant-origin drug for preventing or improving hyperuricemia