Thoái hóa khớp là bệnh lý mạn tính rất dai dẳng và khó chữa. Vì thế, người bệnh không thể tránh khỏi việc dùng thuốc kéo dài mang theo những hệ lụy khó lường. Vậy dùng thuốc điều trị thoái hóa khớp như thế nào cho đúng cách và hiệu quả. Mời bạn đọc tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Thận trọng với 4 nhóm thuốc quen thuộc trong điều trị thoái hóa khớp
Những người bị thoái hóa hẳn đã quá quen với các loại thuốc như: giảm đau, NSAIDs, corticoid… Tuy nhiên không phải ai cũng biết những hệ lụy kèm theo khi dùng thuốc dài ngày. Người bệnh cần lưu ý 3 điều sau:
Không lạm dụng các thuốc giảm đau
Những cơn đau xương khớp xuất hiện đem lại rất nhiều phiền toái cho người bệnh. Các thuốc giảm đau tuy khác nhau về cơ chế nhưng đều có tác dụng giúp người bệnh giảm nhanh đau nhức và đem lại cảm giác dễ chịu hơn.
Thuốc giảm đau gồm 2 nhóm:
- Thuốc không kê đơn như: Paracetamol – dùng cho những trường hợp đau nhẹ đến trung bình
- Thuốc kê đơn: các Opioid (Methadone, Pethidine…) – dùng cho các trường hợp đau nghiêm trọng
Người bệnh cần tuân thủ theo liều lượng đã quy định và tránh lạm dụng thuốc để không bị suy gan (đối với Paracetamol); phụ thuộc thuốc (đối với các Opioid) khi dùng dài ngày.
Tránh dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) dài ngày
Các thuốc điển hình trong nhóm bao gồm cả thuốc kê đơn và không kê đơn là: Meloxicam, Diclofenac, Etoricoxia, Piroxicam, Celecoxib…
Các NSAIDs vừa có tác dụng giảm đau, vừa có khả năng chống viêm. Tuy nhiên, nếu dùng thuốc một cách tùy tiện mà không có sự theo dõi của bác sĩ thì người bệnh rất dễ bị tổn thương dạ và tăng nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ.
Dừng việc tự ý đi tiêm corticosteroid vào khớp
Đối với bệnh nhân bị thoái hóa có kèm phản ứng viêm, khi điều trị bằng thuốc không có đủ hiệu lực để giảm bớt các cơn đau và tình trạng viêm của bệnh nhân thì bác sĩ sẽ chỉ định tiêm corticoid trực tiếp vào khớp. Những corticoid thường dùng để tiêm vào khớp là: hydrocortisone, prednisolon, methylprednisolon, triamcinolon…
Tiêm corticoid vào khớp chỉ có tác dụng kháng viêm chứ không điều trị của những tổn thương ở sụn khớp do thoái hóa gây ra. Người bệnh cần đến gặp bác sĩ để thực hiện thủ thuật này và không nên tự ý thực hiện tại nhà. Tự ý tiêm corticoid quá nhiều sẽ dẫn đến tổn thương khớp khó phục hồi, tăng nguy cơ nhiễm trùng, thậm chí tử vong.
Lưu ý khi dùng thuốc chống trầm cảm 3 vòng
Một số bệnh nhân thoái hóa khớp thường gặp phải các vấn đề tâm lý như căng thẳng, bồn chồn, rối loạn lo âu… do những cơn đau nhức cứ kéo dài triền miên. Trong những trường hợp này bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc chống trầm cảm 3 vòng để điều hòa tâm trạng và kiểm soát cơn đau cho bệnh nhân.
Các thuốc điển hình trong nhóm bao gồm: Imipramine, Duloxetine, Venlafaxin, Doxepin, Amitriptylin…
Tuy nhiên, trong thời gian dùng thuốc, bệnh nhân cần ghi nhớ 3 điều sau:
- Không sử dụng thuốc cho những đối tượng là phụ nữ đang mang thai hoặc đang trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ, trẻ em dưới 12 tuổi, người bệnh đang phục hồi sau nhồi máu cơ tim hoặc đang dùng thuốc ức chế monoamin oxidase
- Các tác dụng phụ người bệnh có thể gặp khi dùng thuốc đó là: táo bón, tăng cân mất kiểm soát, hạ huyết áp tư thế đứng…
- Khi có những dấu hiệu bất thường, người bệnh cần báo ngay với bác sĩ để được xử trí kịp thời.
Đừng vì tiếc tiền mà không dám đầu tư vào các sản phẩm chống thoái hóa khớp
Với người bệnh thoái hóa khớp, bước vào độ tuổi 50 trở lên, các lớp sụn dần bị suy yếu và trở nên khô cứng khiến cho những tổn thương tại khớp càng khó phục hồi. Vì vậy, việc bổ sung dưỡng chất cho xương lúc này là rất cần thiết. Dưới đây là 4 dưỡng chất người bệnh nên bổ sung cho xương khớp càng sớm càng tốt.
Glucosamine & Chondroitin Sulfate
Đây là 2 thành phần tự nhiên do cơ thể sinh ra tập trung ở khớp có tác dụng nuôi dưỡng, kích thích tăng sinh mô sụn và tế bào xương, giúp phòng ngừa thoái hóa và hỗ trợ phục hồi xương khớp.
Glucosamine được chiết xuất từ vỏ tôm cua và các loại hải sản có vỏ khác. Còn Chondroitin Sulfate chủ yếu có trong sụn vi cá mập. Các nghiên cứu đã chứng minh được sự kết hợp của Glucosamine và Chondroitin giúp đem lại những lợi ích tuyệt vời trong hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp.
Mặc dù hai hoạt chất này tương đối an toàn với người sử dụng nhưng bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Mặt khác, các sản phẩm chứa Glucosamine & Chondroitin cần phải sử dụng trong thời gian dài để thấy được hiệu quả nhất định.
Người mới phẫu thuật, người bị tai biến tim mạch, phụ nữ có thai và cho con bú không được dùng sản phẩm chứa 2 hoạt chất này.
Collagen loại 2
Collagen loại 2 giữ vai trò rất quan trọng trong cấu tạo của sụn và xương. Chúng được sử dụng trong những sản phẩm hỗ trợ điều trị các bệnh lý xương khớp, đặc biệt là thoái hóa khớp.
Collagen loại 2 bao gồm: collagen biến tính và collagen không biến tính. Chúng có tác dụng duy trì độ bền chắc của xương và tái tạo tế bào sụn khớp. Vì vậy, nếu bị thiếu hụt collagen loại này, các sụn khớp sẽ dễ bị biến dạng và lão hóa một cách nhanh chóng.
Chất này có rất nhiều ở sụn xương ức gà. Hiện nay, kết hợp Collagen type 2 và Acetaminophen được coi là một phương pháp điều trị mới giúp ngăn chặn sự phá hủy sụn khớp và giảm đau do thoái hóa gây nên.
Acid Hyaluronic
Acid Hyaluronic (viết tắt là HA) là một thành phần có trong dịch khớp với hàm lượng từ 2,5 – 4,0mg/ml, giúp bôi trơn và bảo vệ khớp.
Ở người bị thoái hóa khớp, lượng chất này trong dịch khớp bị giảm. Do đó dẫn đến hiện tượng khô khớp và lâu dần tiến triển thành tổn thương khó phục hồi tại khớp.
Trong điều trị khớp thoái hóa, HA được tiêm trực tiếp vào khớp để bổ sung chất nhờn cho các bao hoạt dịch và hạn chế sự thoái hóa tiến triển nhanh. Tuy nhiên, phương pháp này khá tốn kém, tùy theo loại thuốc mà bác sĩ chuyên khoa chỉ định mà mức chi phí bệnh nhân phải trả sẽ khác nhau. Bên cạnh đó, mức giá này còn tùy thuộc vào cơ sở y tế mà bệnh nhân lựa chọn thực hiện.
Tóm lại, tuy những sản phẩm hỗ trợ cho xương khớp có tác dụng rất tốt nhưng lại khá đắt đỏ nên tâm lý người bệnh thường hơi e dè và tiếc tiền không dám sử dụng. Đây là sai lầm đáng tiếc khiến cho bệnh thoái hóa càng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, người bệnh nên cố gắng bổ sung các dưỡng chất trên càng sớm càng tốt trước khi quá muộn.
3 vị thuốc Nam phổ biến được dùng cho thoái hóa khớp
Đây là những bài thuốc được người bệnh sử dụng rất nhiều khi bị đau nhức do thoái hóa khớp. Nhìn chung, các bài thuốc Nam khá lành tính cho người sử dụng nhưng chúng chỉ có hiệu quả giúp giảm đau rõ rệt cho người bị thoái hóa khớp ở giai đoạn đầu.
Cốt toái bổ – vị thuốc mạnh gân xương
Cốt toái bổ có tên gọi khác là: Tổ diều, Hầu khương, Tắc kè đá… mọc nhiều ở các vùng núi của tỉnh Lạng Sơn, Hòa Bình, Cao Bằng, Sơn La, Lào Cai…
Công dụng của Cốt toái bổ giúp hoạt huyết, giảm đau, làm mạnh gân xương. Bộ phận dùng để làm thuốc là thân rễ phơi hay sấy khô của cây.
Bài thuốc bổ gân xương cho người bị các bệnh lý xương khớp: bột cốt toái bổ, bột sừng hươu nai, bột mẫu lệ, mỗi vị 2g. Làm thành viên uống hay uống dạng bột trong một ngày, uống liên tục 3–4 tuần.
Cẩu tích – vị thuốc quý nhưng không hiếm
Tên gọi khác là lông culi, có tác dụng chữa nhiều bệnh lý xương khớp như: thoát vị đĩa đệm, tê thấp, phong hàn, viêm khớp…
Cây mọc nhiều ở ven rừng và trên các tràng cây bụi hoặc nơi đất ẩm gần bờ khe suối, rừng núi ở khắp các tỉnh từ Lào Cai, Hà Giang, Quảng Nam, Đà Nẵng, Lâm Đồng.
Cách chế biến Cẩu tích để làm thuốc là: thu hái phần rễ củ, cạo sạch lông, sau đó thái phiến hay cắt từng đoạn dài 4-10mm, rồi đem phơi hay sấy khô. Cần bảo quản nơi khô ráo. Khi dùng tẩm dược liệu với rượu để một đêm rồi sao vàng.
Bài thuốc trị đau nhức gân xương: cẩu tích 30 g; cốt toái, huyết giác, độc hoạt, ngưu tất mỗi thứ 20 g; sinh địa, mạch môn, mộc qua, đan bì, cốt khí củ mỗi thứ 15 g.
Nếu đau lưng, nhức mỏi, gia thêm ba kích, tục đoạn, hà thủ ô mỗi thứ 12 g. Chân tê bì hay hơi nề, gia mộc thông, thiên niên kiện mỗi thứ 12 g. Sưng khớp có sốt, gia hoàng đằng 12 g, bạch chỉ 6 g.
Lá ngải – chữa bệnh xương khớp cực hiệu quả
Theo Y học cổ truyền, Ngải cứu có vị cay nồng, tính ấm, giúp giữ ấm các khớp, có tác dụng giảm đau và tiêu viêm. Chính vị vậy, ngải cứu được coi là một trong các loại cây chữa bệnh xương khớp hiệu quả.
Cụ thể, người ta dùng ngải cứu để điều trị các bệnh như: thoái hóa cột sống, thoái vị đĩa đệm, gai cột sống, viêm khớp hay đau thần kinh tọa,…
Ngải cứu còn chứa thành phần flavonoid giúp giảm tình trạng cứng khớp, giảm đau và kháng viêm tốt. Ngoài ra, còn giúp cải thiện tình trạng nóng, đỏ và sưng tấy do viêm khớp.
Bài thuốc với ngải cứu: trộn hỗn hợp ngải cứu giã nát với rượu trắng rồi đem đi xào nóng. Đắp mỗi ngày 1 lần lên vùng đau rất hiệu quả, đặc biệt là với những người bị thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa.