Đau nhức khớp gối trong hoặc sau khi chơi thể thao là tình trạng nhiều người gặp phải. Những cơn đau khớp gối có thể xuất hiện âm ỉ rồi tự hết sau vài ngày, có trường hợp đau dữ dội, không vận động được. Vậy làm sao để khắc phục cũng như hạn chế được tình trạng này. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu trong bài viết sau.
4 nguyên nhân gây đau nhức khớp gối khi chơi thể thao
Hầu hết các môn thể thao đều yêu cầu người tham gia phải vận động nhiều với cường độ tương đối mạnh. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau nhức khớp gối trong hoặc sau khi chơi thể thao. Tuy nhiên, dưới đây là 4 nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này.
Chấn thương
Chấn thương trong khi chơi thể thao là một điều rất hay gặp và khó có thể tránh khỏi, đặc biệt là những bộ môn yêu cầu sử dụng đôi chân như: bóng đá, điền kinh… Chấn thương xảy ra khi các vận động viên bị ngã, bị bóng đập trực tiếp vào đầu gối… dẫn đến các phần sụn khớp và xương bị tổn thương nghiêm trọng (trật khớp, gãy xương…). Chính điều này gây ra những cơn đau nhức dai dẳng ở vùng đầu gối của người chơi thể thao.
Sai tư thế
Hoạt động đúng tư thế trong thể thao là một điều rất quan trọng vì nó đảm bảo cho các xương nằm đúng vị trí và hạn chế được những chấn thương có thể xảy ra. Khi tập thể thao sai tư thế, nếu có bất kỳ xương nào từ hông đến mắt cá chân của bạn không nằm đúng vị trí (bao gồm cả xương bánh chè) đều gây áp lực quá lớn lên các khớp. Lúc đó, xương bánh chè sẽ không di chuyển trơn tru được gây ra đau đớn.
Tập luyện quá sức
Đầu gối của bạn cử động liên tục hoặc thực hiện nhiều động tác có mức độ căng thẳng cao, ví dụ bài tập lunge và plyometrics (bài tập đòi hỏi kéo giãn, gấp chân ở mức độ cao để làm tăng sức mạnh và săn chắc cơ ở chân, đùi, mông…). Động tác này có thể gây kích ứng các mô trong và xung quanh xương bánh chè của bạn.
Các vấn đề về cơ xương khớp
Tình trạng đau nhức khớp gối xuất hiện có thể cảnh báo bạn đang gặp vấn đề về cơ xương khớp
Vấn đề với bàn chân
Có thể kể đến hội chứng bàn chân bẹt, khớp tăng vận động (các khớp di chuyển, uốn cong nhiều hơn người bình thường)… Những điều này thường làm thay đổi cách bạn đi lại, vận động nên có thể dẫn đến đau đầu gối.
Cơ đùi yếu hoặc không cân đối
Cơ tứ đầu và những cơ lớn ở phía trước đùi giúp giữ cho xương bánh chè của bạn ở đúng vị trí khi bạn gập hoặc duỗi khớp. Nếu các cơ này yếu hoặc bị căng cứng, xương bánh chè có thể lệch vị trí gây đau đầu gối khi vận động.
Hội chứng đau xương bánh chè
Là tình trạng trong đó sụn dưới xương bánh chè của bạn bị tổn thương hoặc quá mỏng.
Các bệnh lý xương khớp khác
Ví dụ như: viêm khớp gối, viêm bao hoạt dịch, thoái hóa khớp…
Đau nhức khớp gối biểu hiện như thế nào?
Những cơn đau nhức khớp gối có thể xuất hiện trong lúc đang chơi hoặc sau khi bạn chơi thể thao. Đau có thể âm ỉ kéo dài nhiều ngày hay có khi đau dữ dội và đột ngột. Biểu hiện của các cơn đau thường là:
- Đau thường ở vị trí phía trước xương bánh chè hoặc cũng có thể ở xung quanh hoặc phía sau xương bánh chè
- Cơn đau có xu hướng tăng lên khi bạn vận động. Đặc biệt là các động tác gập gối như: ngồi xổm, đứng dậy, quỳ gối, leo cầu thang…
- Đau có thể kèm theo sưng đỏ ở khu vực xung quanh đầu gối hoặc không thể vận động khớp đầu gối. Một số trường hợp bạn có thể nghe thấy tiếng “lục cục” trong đầu gối khi di chuyển.
Điều trị đau nhức khớp gối tại nhà
Thông thường, đối với hầu hết mọi người, các cơn đau nhức đầu gối có thể tự hết mà không cần chữa sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu chúng làm bạn quá khó chịu hoặc làm ảnh hưởng đến vận động hàng ngày thì bạn có thể tham khảo 7 giải pháp dưới đây để giảm bớt sự đau nhức và đẩy nhanh quá trình phục hồi cho đầu gối của bạn.
Chườm lạnh đầu gối
Nếu đầu gối của bạn vừa sưng vừa đau thì cách này giúp giảm sưng đau. Bạn nên thực hiện từ 20-30 phút cho mỗi lần chườm và sau 3 – 4 giờ thì lặp lại. Thực hiện trong 2-3 ngày hoặc cho đến khi đầu gối hết sưng đau.
Để đầu gối nghỉ ngơi
Cố gắng tránh những việc gây áp lên đầu gối chẳng hạn như chạy, ngồi xổm hoặc đứng trong thời gian dài vì nó khiến cơn đau trở nên tồi tệ hơn. Thậm chí bạn nên nghỉ ngơi một thời gian để hết đau rồi mới tiếp tục chơi thể thao lại.
Sử dụng thiết bị hỗ trợ đầu gối
Bạn có thể sử dụng băng thun, dây đai… để hỗ trợ khớp gối bớt đau nhức khi cử động.
Kê cao chân
Khi bạn ngồi hoặc nằm thì nên kê cao chân lên.
Sử dụng thuốc giảm đau
Nếu bạn cảm thấy quá đau nhức thì có thể dùng các loại thuốc giảm đau như Paracetamol hoặc NSAID. Tuy nhiên cũng cần lưu ý là không nên dùng dài ngày vì chúng có thể gây loét và chảy máu dày; ảnh hưởng tới chức năng gan, thận… Tốt nhất, nếu tình trạng đau kéo dài và uống thuốc không thuyên giảm thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được điều trị chuẩn xác.
Trị liệu vật lý tại nhà
Thực hiện các bài tập kéo giãn cơ, đặc biệt là cơ tứ đầu giúp giảm bớt sự căng cứng và co cơ sau khi chơi thể thao. Chuyên gia vật lý trị liệu có thể tới nhà để hướng dẫn bạn thực hiện điều này.
Dùng thiết bị hỗ trợ hoặc nẹp chỉnh hình cho giày của bạn
Những vật dụng này có thể giúp ích cho bàn chân của bạn (đặc biệt là những người có vấn đề về bàn chân). Bạn có thể mua chúng hoặc đặt làm theo yêu cầu tại cửa hàng giày.
Nếu bạn đã thử thực hiện các biện pháp trên mà đầu gối vẫn đau nhức. Tốt nhất hãy đi khám để bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng của bạn và đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất. Một số trường hợp cần phải thực hiện phẫu thuật càng sớm càng tốt để giải quyết những vấn đề nghiêm trọng ở đầu gối (có thể là loại bỏ hoặc thay thế sụn bị hư hỏng, điều chỉnh lại vị trí của xương bánh chè của bạn…).
Làm gì để hạn chế tình trạng đau nhức khớp gối khi chơi thể thao
Chơi thể thao rất tốt cho sức khỏe và hệ thống cơ xương. Tuy nhiên, chơi như thế nào là phù hợp với bản thân và không gây đau nhức khớp gối thì không phải ai cũng biết. Để hạn chế tình trạng này xảy ra, bạn nên ghi nhớ những điều sau:
Tập thể dục thường xuyên
Giúp cho cơ đùi của bạn chắc khỏe và dẻo dai.
Dùng thiết bị hỗ trợ cho giày
Sử dụng miếng lót giày để hỗ trợ nếu bạn gặp các vấn đề có thể ảnh hưởng đến khớp đầu gối (bàn chân bẹt…).
Đảm bảo đôi giày bạn đi luôn thoải mái
Đôi giày bạn đi thoải mái và vừa vặn sẽ hỗ trợ tốt nhất cho các hoạt động thể thao của bạn. Hãy mua một đôi giày mới khi thấy giày của bạn bị rách hoặc đế giày bị mòn.
Tránh chơi thể thao các bề mặt cứng
Không nên chơi thể thao, chạy, nhảy… trên bề mặt cứng ví dụ: sân bê tông, sân gạch… để hạn chế những chấn thương nghiêm trọng.
Luôn duy trì và giữ cân nặng hợp lý
Để giảm áp lực cho khớp gối
Luyện tập đúng cách
- Khởi động thật kỹ trước khi tập luyện, chơi thể thao.
- Đừng thay đổi một cách đột ngột sang những hoạt động với cường độ mạnh hơn.
Luôn tham khảo ý kiến các bác sĩ
Hỏi ý kiến bác sĩ xem bạn có nên đến dùng phương pháp vật lý trị liệu hay không.
Dùng các thiết bị bảo vệ khớp gối
Các vật dụng bảo vệ khớp gối khi chơi thể thao như miếng lót bằng cao su… sẽ giảm những nguy cơ và chấn thương trực tiếp vào đầu gối.
Tổng kết
Việc bảo vệ khớp gối khi chơi thể thao là rất quan trọng. Vì điều này giúp bạn giảm bớt nguy cơ bị tổn thương đầu gối dẫn đến đau đớn.
Bài viết trên đây chỉ mang tính chất cung cấp thêm thông tin cho bạn tham khảo và không thay thế bất kỳ chẩn đoán nào của bác sĩ. Nếu bạn có quan tâm hay còn bất kỳ thắc mắc nào với tình trạng đau nhức khớp gối khi chơi thể thao của mình, hãy để lại bình luận dưới bài viết hoặc liên hệ tới hotline miễn cước 1800 234 558, các chuyên gia xương khớp của chúng tôi sẽ tư vấn và giải đáp chi tiết cho bạn.